Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU PHÂN BÓN LÁ

QUY TRÌNH, HỒ SƠ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN LÁ
Theo NĐ 202/2013/NĐ - CP và thông tư 41/2014/TT - BNPTNT sản phẩm phân bón lá muốn đưa ra thị trường đều phải tiến hành khảo nghiệm.
Vì vậy, để có thể bán ra thị trường những sản phẩm phân bón lá nhập khẩu, thì đơn vị phải khảo nghiệm trước. Quy trình được thực hiện như sau:
  • Xin giấy phép nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm
  • Đăng ký khảo nghiệm tại cục trồng trọt
  • Khảo nghiệm với đơn vị được chỉ định
  • nộp hồ sơ khảo nghiệm lên cục
  • Nhập khẩu hàng về 
  • Mở tờ khai HH
  • Chứng nhận hợp quy (Đơn vị chứng nhận sẽ phụ trách kiểm tra kho hàng, giải tỏa hàng về kho)
  • Công bố hợp quy nếu NK lần đầu 
  • Thông quan hàng hóa (Với sản phẩm phân bón lá không yêu cầu kiểm tra nhà nước)
BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU GỒM:
  • Hợp đồng (contract)
  • Danh mục hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn  
  • Hóa đơn (Invoice)
  • Xuất xứ (Co)
  • Bản thử nghiệm của nước xuất khẩu (test report)
  Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599
Mail: Nghiepvu1@vietcert.org

tờ khai HQ

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

PHÂN LOẠI PHÂN BÓN VÔ CƠ - VIETCERT - 0903 541 599

1Phân bón rễ là loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cầy trồng thông qua bộ rễ.
2Phân bón lá là loại phân bón dùng để tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân cây trồng.
3Các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được: Đạm ký hiệu là N (tính bằng N tổng số); lân ký hiệu là P (tính bằng P2O hữu hiệu) và kali ký hiệu là K (tính bằng K2O hữu hiệu).
4Các chất dinh dưỡng trung lượng là các chất ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được: Can xi (được tính bằng Ca hoặc CaO), magiê (được tính bằng Mg hoặc MgO), lưu huỳnh (được tính bằng S) và silic (được tính bằng Si hoặc SiO2).
5Các chất dinh dưỡng vi lượng là các chất ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu đượcBo (được tính bằng B), co ban (được tính bằng Co), đồng (được tính bằng Cu hoặc CuO), sắt (được tính bằng Fe), mangan (được tính bằng Mn hoặc MnO), molip đen (được tính bằng Mo) và kẽm (được tính bằng Zn hoặc ZnO).n
6Lô phân bón là tập hợp phân bón có số lượng xác định, có cùng tên gọi, mác, nhãn hiệu, bao bì giống nhau, đặc tính kỹ thuật như nhau do cùng một cơ sở sản xuất và thuộc cùng một bộ hồ sơ xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
7. Hoạt động phân bón vô cơ là việc thực hiện một trong số các hoạt động sản xuất phân bón vô cơ, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón vô cơ; sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.

8Bản sao là bản có chứng thực hoặc đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện), bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp), bản scan từ bản gốc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
----------------------------------------------------


  Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599

Mail: Nghiepvu1@vietcert.org




Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN VÔ CƠ

HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN VÔ CƠ


1. Hồ sơ đề nghị cấp phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón). Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đBản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);
g) Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);
          h) Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
i) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);
k) Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ);
2. Trình tự cấp phép
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
b) Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hoá chất phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơThời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điểm c Khoản này;

c) Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
------------------------
Liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ phân bón
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599
Mail: nghiepvu1@vietcert.org



Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN
-------------***-----------------
Phân bón là sản phẩm được xếp vào nhóm 2 (sản phẩm hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất  an toàn) Nên bắt buộc thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy trước khi ra thị trường

1. Về Hình thức chứng nhận:

- Theo bên thứ nhất: Là chính chủ doanh nghiệp sẽ lập bộ hồ sơ xin, nộp lên Sở ban ngành trực thuộc
- Theo bên thứ ba: Là thuê tổ chức được Bộ ngành trực thuộc chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy.

2. Về Phương thức đánh giá:

Có 8 phương thức, nhưng phương thức được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực này là:
Phương thức 5: Với hàng hóa sản xuất trong nước (Đánh giá nhà máy, lấy mẫu thử nghiệm, và đánh giá giám sát, lấy mẫu thử nghiệm)
- Phương thức 7:  Chứng nhận hợp quy theo lô. Lấy mẫu thử nghiệm xác suất để đánh giá tổng thể. Và chủ yếu làm với hàng nhập khẩu.

----------------------------

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

DỰ THẢO LUẬT MỚI NHẤT THAY THÊ NGHỊ ĐỊNH 202 VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

-------------------------------------------------------
Cuối năm 2016, đầu 2017 Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ủy nhiệm cho cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm soạn thảo nghị định thay thế nghị định 202 về quản lý phân bón.
Và đầu tháng 4 năm 2017, cục Bảo vệ thực vật đã ra văn bản soạn thảo luật mới lần 1.

Theo đó sẽ có rất nhiều thay đổi trong việc quản lý phân bón.
Điều đặc biệt là việc đăng ký danh mục, khảo nghiệm được nhắc tới rất nhiều.
Tới tháng 5, 6 năm 2017 này, bản dự thảo này sẽ được hoàn thiện và có thể đầu năm sau sẽ được áp dụng luôn.
Việc thay đổi này, tích cực hay không là tùy thuộc rất lớn vào những góp ý của các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành. Để vừa thuận tiện cho các doanh nghiệp trong ngành, đồng thời cơ quan nhà nước vẫn kiểm soát được, tránh việc phân bón giả tràn lan trên thị trường hiện nay.
Dưới đây, mình xin gửi lại các bạn những bản văn bản luật dự thảo, để nắm trước tình hình để tính hướng đi hợp lý nhất cho đơn vị mình.
Lưu ý: Cho tới khi văn  bản luật mới có hiệu lực thì các văn bản cũ vẫn còn hiệu lực và các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phân bón vẫn phải tuân thủ các điều luật trong NĐ 202, TT41 và thông tư 29.
Dự thảo luật
Phụ lục dự thảo

---------------------------------------------
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599
Các đơn vị sản xuất phân bón hiện đang rất hoang mang, lo lắng về những thay đổi trong văn bản luật thay thế nghị định 202.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

QUY TRÌNH ĐƯA SẢN PHẨM PHÂN BÓN SẢN XUẤT TRONG NƯỚC RA THỊ TRƯỜNG

Làm sao để đưa các sản phẩm phân bón bón ra thị trường?
--------------
Từ năm 2016, những đơn vị sản xuất phân bón trong nước đã luôn phải thay đổi sản xuất, từ nhà máy, nhân lực, kỹ thuật để phù hợp với yêu cầu đưa ra theo NĐ 202/2013/NĐ - CP. 
Theo đó, để các đơn vị sản xuất phân bón muốn đưa sản xuất ra thị trường. 
Đối với phân bón vô cơ:
2. Khảo nghiệm đối với phân bón chưa đạt hàm lượng trong thông tư 29/2014/TT - BCT
3. Đăng ký chứng nhận hợp quy với đơn vị chứng nhận được BCT chỉ định
4. Chứng nhận hợp quy ==> công bố hợp quy tại Sở công thương.
5. Sản xuất phân bón ==> Lưu hành thị trường.

     Với những yêu cầu này, Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi, cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599
Mail: Nghiepvu1@vietcert.org



Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

XÂY DỰNG ISO 17025 CHO PHÒNG THỬ NGHIỆM

ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 17025 CHO PHÒNG THỬ NGHIỆM
--------------------------------------
Theo quyết định mới nhất của cục Bảo vệ thực vật, các đơn vị sản xuất thuốc bảo vệ thực vật nhà máy cần phải đạt tiêu chuẩn phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 17025.


Về ISO/IEC 17025 (phiên bản mới nhất hiện nay là ISO/IEC 17025:2005) có tên gọi đầy đủ là Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (General Requirements for the competence of testing and calibration laboratories). ISO/IEC 17025:2005 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt cho phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization) ban hành.

Đây là tiêu chuẩn được tích lũy kinh nghiệm nhiều năm trong việc tìm kiếm một chuẩn mực chung cho hệ thống quản lý dành cho các phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn nhằm đảm bảo kết quả đo lường/thử nghiệm đạt được kết quả tin cậy nhất.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được thiết kế để hợp nhất với tiêu chuẩn ISO 9001 – hệ thống quản lý chất lượng, vì vậy tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 không chỉ đưa ra các yêu cầu để quản lý và đảm bảo năng lực kỹ thuật mà còn bao gồm những quy định về hệ thống quản lý chất lượng để đạt được khả năng đưa ra những kết quả đo lường/thử nghiệm tin cậy cao và được quốc tế thừa nhận.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 bao gồm 5 phần, trong đó phòng thí nghiệm cần phải thấu hiểu và đáp ứng các yêu cầu trong phần 4 và phần 5 của tiêu chuẩn này. Một phòng thí nghiệm hay phòng hiệu chuẩn đạt được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, thì bản thân phòng thí nghiệm hay phòng hiệu chuẩn đó cũng sẽ phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008:
- Yếu tố con người (được quy định trong điều khoản 5.2 của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005);
- Tiện nghi và điều kiện môi trường (được quy định trong điều khoản 5.3 của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005);
- Phương pháp thử, hiệu chuẩn và hiệu lực của phương pháp (được quy định trong điều khỏan 5.4 của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005);
- Thiết bị (được quy định trong điều khoản 5.5 của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005);
- Tính liên kết chuẩn đo lường (được quy định trong điều khoản 5.6 của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005);
- Lấy mẫu (được quy định trong điều khoản 5.7 của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005);
- Quản lý mẫu thử nghiệm và hiệu chuẩn (được quy định trong điều khoản 5.8 của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005);
 --------------------------------------------------------------
Hãy liên hệ ngay với Ms Hiền Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert để được tư vấn miễn phí
Mobi: 0903 541 599
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com
Zalo: Lâm Hiền - 0903 541 599

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Giấy tờ, tài liệu để nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác

Điều 10. Giấy tờ, tài liệu để nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Trường hợp nhập khẩu để kinh doanh
Ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa, tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu phân bón hữu cơ, phân bón khác phải xuất trình cho Cơ quan Hải quan giấy tờ, tài liệu sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận hợp quy hoặc phiếu kết quả thử nghiệm lô phân bón nhập khẩu do Phòng thử nghiệm phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón của nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) với Việt Nam cấp.

2. Trường hợpnhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, làm hàng mẫu, nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác và các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
-----------------------------------------
  Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert chúng tôi được BCT chỉ định chứng nhận hợp quy phân bón , cam kết mang tới Quý khách hàng dịch vụ đảm bảo nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ Ms Hiền - phòng nghiệp vụ Phân bón để được tư vấn miễn phí.
Mobi: 0903 541 599


Mail: Nghiepvu1@vietcert.org