Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

HỒ SƠ XIN CÔNG NHẬN PHÂN BÓN MƠI THEO NĐ 108/2017/NĐ -CP

HỒ SƠ, THỦ TỤC XIN CÔNG NHẬN PHÂN BÓN THEO
 NĐ 107/2017/NĐ -CP 
--------0_0--------

      Theo chương 2, NĐ 108/2017/NĐ -CP (bản Word)  mới nhất về quản lý phân bón, yêu cầu tất cả các sp phân bón phải được cục BVTV công nhận lưu hành tại Việt Nam.

      Mỗi cá nhân, tổ chức chỉ được đăng ký 1 tên cho 1 công thức, và không được trùng tên với sp đã được công nhận trước đó, nếu trùng phải có ký hiệu riêng để phân biệt.

Hồ sơ, quy trình xin công nhận gồm: 

1. Với sản phẩm lần đầu xin công nhận: 

  •  Đơn đề nghị xin công nhận theo PL1 kèm theo của NĐ (nhấn vào vào để tải)
  •  Bản thông tin về sp do nhà sx cung cấp gồm:
                 + Loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế, công dụng,
                      hướng dẫn sử dụng thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu
  •  Bản chính báo cáo Kết quả khảo nghiệm PB theo mẫu số 2 phụ lục 1
             (trừ những loại quy định trong khoản 2 điều 13,
              và phân bón có tên danh mục quy định tại khoản 11 điều 47 NĐ này) 
  •  Mẫu nhãn phân bón theo quy định 
  • Trong thời gian 3 tháng làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.


2. Với sản phẩm hết hiệu lực xin công nhận lại: 


  •  Đơn đề nghị công nhận
  • Bản sao hợ lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy 
  • Mẫu nhãn phân bón đang lưu hành. 
  • Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ bộ hồ sơ, cục BVTV sẽ thẩm định hồ sơ. 


3. Trường hợp chỉnh sửa, thay đổi thông tin


  • Đơn đề nghị 
  • Bản chính QĐ công nhận đã được cấp
  • Bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về thẩm quyền sở hữu trí tuệ
  • Bản sao hợp lệ giấy ĐK KD mới (với trường hợp thay đổi thông tin)
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ HĐ thỏa thuận chuyển nhượng (với trường hợp chuyển nhượng)
  • Mẫu nhãn phân bón.


Hình thức nộp: Trực tiếp, qua đường thư hoặc công thông tin điện tử.

Thời gian xem xét bổ sung hồ sơ: 03 ngày
Mẫu đơn xin công nhận phân bón

----------
         Hiện các đơn vị đang gấp rút hoàn thành hồ sơ xin công nhận các sp phân bón của đơn vị, để đảm bảo được sử dụng tiếp tục trong quá trình sx, kinh doanh, nhập khẩu sau này.
Nếu bạn chậm trễ, việc xử lý hồ sơ, bổ sung cho công nhận lần đầu hoàn tất cũng mất ít nhất là 3-4 tháng, nhiều có thể là nửa năm. Nên các đơn vị có các loại phân bón đã đảm bảo, nằm trong ds các phân bón được công nhận luôn mà không cần khảo nghiệm. Hãy tiến hành làm ngay hồ sơ để nộp.

Mọi thông tin tư vấn vui lòng liên hệ:
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Lâm Hiền - Phòng Phân bón, TACN, Thuốc BVTV
SĐT: 0903 541 599 
Mail: lamhien.vietcert@gmail.com

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

10 NỘI DUNG CHUYỂN TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT TRONG NGHỊ ĐỊNH 108 VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

NHỮNG NỘI DUNG CÓ TÍNH KẾ THỪA QUAN TRỌNG NHẤT
TRONG NGHỊ ĐỊNH 108 THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 202
VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN
-----------------
    Theo quy định điều 47 trong nghị định 108/2017/NĐ -CP vừa được ban hành ngày 20/9/2017 vừa qua, một số nội dung, giấy tờ quan trọng sẽ được chuyển tiếp. Các đơn vị sản xuất phân bón nên nghiên cứu kỹ, để tiết kiệm chi phí trong việc xin công nhận, cũng như có hướng giải quyết nhanh chóng cho những thay đổi.


Điều 47. Quy định chuyển tiếp
1. Phân bón có tên trong thông báo tiếp nhận hợp quy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Công Thương được tiếp tục sản xuất, buôn bán và sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn nêu trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

2. Phân bón có tên trong Giấy phép sản xuất phân bón nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy, phân bón hoàn thành khảo nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này.

3. Giấy phép sản xuất phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tiếp tục có hiệu lực thi hành 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón nếu có đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy phép sẽ được xem xét cấp đổi hoặc cấp lại theo tên gọi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.

5. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận nhưng chưa cấp Giấy phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều điện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định này.

6. Hàm lượng được chấp nhận giữa kết quả thử nghiệm chỉ tiêu chất lượng so với hàm lượng chỉ tiêu chất lượng công bố của phân bón quy định tại khoản 1, 2, 10, 11 Điều này thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này cho đến khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực.

7. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thuê sản xuất phân bón vô cơ được tiếp tục thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

8. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

9. Phân bón quy định tại khoản 1, 2, 11 Điều này nếu có tên không đúng quy định tại khoản 3 Điều 6, Điều 33 Nghị định này thì phải đổi tên trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

10. Phân bón đang thực hiện khảo nghiệm, trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và có chỉ tiêu chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được sử dụng kết quả khảo nghiệm để xem xét, công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

11. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, phân bón hoàn thành khảo nghiệm (trừ phân bón hoàn thành khảo nghiệm quy định tại khoản 2 Điều này) được xem xét, công nhận phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam quy định tại Điều 9 Nghị định này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

12. Phân bón quy định tại khoản 11 Điều này được nhập khẩu không cần Giấy phép nhập khẩu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Căn cứ để kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu và công bố hợp quy là các chỉ tiêu chất lượng công bố trong Danh mục hoặc trong Giấy phép nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm.

13. Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón theo quy định của Nghị định này.
----------------------------------

Cần tư vấn thêm về các vấn đề chuyển tiếp, hồ sơ xin chuyển tiếp, hay bất kỳ thông tin gì thêm vui lòng liên hệ: 
SĐT: 0903 541 599 - ms Hiền
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com 




Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

NGHỊ ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ PHÂN BÓN 21/9/2017 - NĐ 108 THAY THẾ TOÀN BỘ VĂN BẢN LUẬT VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN

NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ- CP THAY THẾ NGHỊ ĐỊNH 202/2013/NĐ -CP VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN, 
BẠN ĐÃ BIẾT??
----------------0_0-----------------
       Thực sự là một cú chốt khá sốc sau 5 tháng chờ đợi mỏi mòn, qua 5 lần dự thảo của doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu trên toàn quốc
       Ngày 21/9/2017 chính phủ đã chính thức ký bản nghị định 108 thay thế hoàn toàn các văn bản luật quản lý phân bón trước đó. Bản dự thảo này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày ký và có thể không cần bất kỳ một văn bản, thông tư,... nào hướng dẫn thêm. 




    THAY ĐỔI CHÓNG MẶT!

     Với vô vàn thay đổi tư cách phân loại, đến cách thức quản lý, giấy phép đủ điều kiện, khảo nghiệm, công nhận, cho tới các vấn đề về bao nhãn khắc khe khiến cho các doanh nghiệp hoang mang, lo lắng cực độ về việc tiếp tục công việc sản doanh nghiệp sau này.

    HÃY CỨ BÌNH TĨNH!!!

       Đấy là những gì tôi có thể khuyên các doanh nghiệp lúc này, nghiên cứu kỹ, và đi chậm từng bước một, đừng nôn nóng, hoang mang mà rời bỏ, nhưng cũng đừng vội vàng, vồ vập lao vào cho "tiền mất, tật mang"...
    Nếu bạn đã thực hiện công việc công bố hợp quy hoàn tất, đấy là một điều rất đáng mừng và an tâm.
     Nếu bạn chưa kịp công bố, hay đang trong quá trình thực hiện công việc, không sao cả, hãy gọi tới chúng tôi, với đội ngũ nhân viên tận tình, dày dặn kinh nghiệm xử lý sẽ tư vấn cho bạn con đường đảm bảo, tiết kiệm, và hợp lý nhất

    Chúng tôi chỉ muốn nhắn nhủ, hãy cứ tin tưởng vào chính mình, hãy tìm một đối tác tin cậy, và luôn sáng suốt trong mọi lựa chọn
    Chúng tôi luôn bên bạn!
Bản Nghị đinh: Bấm vào để tải về
------------------
     Hãy gọi ngay:
Ms Hiền: 0903 541 599
mail: Lamhien.vietcert@gmail.com 

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

TRUNG TÂM VIETCERT - CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN KINH DOANH NGÀNH CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH, THỰC TẬP SINH


I/. Thông tin tuyển dụng:
Nhân viên Kinh doanh, thực tập sinh
Số lượng : 05 người
Mô tả công việc:
– Giới thiệu các gói sản phẩm chứng nhận đến Khách hàng qua các kênh thông tin;
– Quản lý quan hệ khách hàng;
– Quản lý Hợp đồng và phối hợp với đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ tư vấn cho khách hàng;
– Quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông thông tin khác;
– Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp;
- Soạn, xử lý hồ sơ khách hàng, các công việc hành chính với sở ban ngành liên quan. 
II/. Yêu cầu về hồ sơ xin việc:
– Sơ yếu lí lịch có dán ảnh 4×6 (không quá 06 tháng);
– Giấy khai sinh (Bản sao hoặc bản photo công chứng);
– Các văn bằng + Chứng chỉ (photo công chứng);
– Giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng (photo công chứng);
– Chứng minh thư (photo công chứng);
– Hộ khẩu (photo công chứng);
– Đơn xin việc viết tay.
III/. Quyền lợi:
– Được hưởng mọi chế độ theo quy định của Nhà nước về giờ làm việc, lương thưởng và bảo hiểm;
– Mức lương & thưởng: Tính theo hiệu suất KPI và doanh số ( không thấp hơn 5 triệu/tháng)
– Được đào tạo để trở thành chuyên viên, quản lý có chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với yêu cầu công việc và văn hóa tổ chức. (Chuyên môn trong các lĩnh vực chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa, chứng nhận hệ thống ISO, Vietgap...)
- Được trải nghiệm tại các môi trường làm việc trên toàn quốc ( Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hồ Chí Minh)
Mọi ý kiến vui lòng liên hệ theo thông tin:
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Hiền - 0903 541 599 
Hồ sơ ứng tuyển gửi trực tuyến qua email: lamhien.vietcert@gmail.com 
hoặc nộp trực tiếp tại: Văn phòng giao dịch Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Địa chỉ: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng



Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN Ở ĐÂU???

XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU CHO HÀNG MẪU
 PHÂN BÓN KHẢO NGHIỆM 
-----------o_o---------

- Bạn đang không biết làm thế nào để nhập các sản phẩm phân bón mới, phân bón hữu cơ? 
 - Bạn không biết hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cần những gì, nộp ở đâu ?
-Những loại hàng nào sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu?

   Tất cả sẽ được trả lời trong thông tư 04/2015/TT - BNPTNT 

1. Những loại phân bón cần xin giấy phép nhập khẩu: 

Điều 27. Nhập khẩu phân bón 
1. Nhập khẩu có giấy phép
Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;
d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;

e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học




2. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu 

Theo Điều 28. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
1. Thành phần hồ sơ: 
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân); bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật; 
d) Bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu;
đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với nhập khẩu để khảo nghiệm;  
e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới. 
3. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt 
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt 
- Địa chỉ:   Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.
- Điện thoại:          04.3823.4651               Fax: 04.3734.4967
- Email:   vanphongctt@gmail.com

   Hiện nay, theo bản dự thảo luật thay thế NĐ 202/2013/NĐ - CP về quản lý phân bón, việc cấp GP nhập khẩu sẽ do Cục bảo vệ thực vật  chứ không còn là Cục trồng trọt phụ trách. Vì thế, bạn nên gọi điện trực tiếp ra cục BVTV để hỏi về hồ sơ, và nơi nộp hồ sơ.


------------------

Cần thêm thông tin, hay cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ
Ms. Hiền – 0903 541 599
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com
PHÒNG PHÂN BÓN , THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN NÀO SẼ PHẢI KHẢO NGHIỆM THEO BẢN DỰ THẢO LUẬT MỚI THAY THẾ NĐ 202/2013/NĐ -CP

NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN NÀO SẼ PHẢI KHẢO NGHIỆM THEO BẢN DỰ THẢO LUẬT MỚI THAY THẾ NĐ 202/2013/NĐ -CP

--------------0-0-------------

     Bản dự thảo mới nhất được soạn thảo vào ngày 20/4/2017, khi ban hành sẽ được áp dụng luôn mà không cần một vb nào thêm để hứớng dẫn.
      Theo đó, điều được rất nhiều đơn vị quan tâm, lo lắng hiện nay. Trong quá trình tư vấn, những câu hỏi mà gần như ngày nào tôi cũng gặp trong mấy tháng nay như: 
  Phân vô cơ có phải khảo nghiệm hay không? 
Những loại nào được miễn khảo nghiệm hay cứ phân bón chưa đăng ký là khảo nghiệm?
Thế NPK mà cũng phải khảo nghiệm à ? Phân bón giờ công bố hợp quy rồi mai mốt có phải khảo nghiệm lại không con ?
  Điều này được quy định rõ trong điều 14 của bản dự thảo
     Điều 14. Nguyên tắc chung về khảo nghiệm phân bón
1. Các loại phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận để đưa vào Danh mục trừ các loại phân bón đơn và phân bón phức hợp sử dụng để bón rễ. 
2. Các loại phân bón lá, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm tại các tổ chức đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
3. Các loại phân bón phải được khảo nghiệm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được tự tiến hành khảo nghiệm khi có các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 16 của Nghị định này.
4. Các loại phân bón quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 10  phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp. Các loại phân bón quy định tại điểm d khoản  1 Điều 10 chỉ phải khảo nghiệm diện rộng.
5. Phân bón mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương) được công nhận là tiến bộ kỹ thuật. 
6. Căn cứ thực hiện khảo nghiệm phân bón là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Trong thời gian chưa có QCVN hoặc TCVN, việc khảo nghiệm phải thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 
7. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm cho một loại phân bón dựa trên liều lượng bón được xác định cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế, nhưng không được vượt quá 30 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 50 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm. 

  Như vậy những loại phân bón không phải khảo nghiệm sẽ có
    1. Phân bón đơn bón rễ (đạm, lân, Kali)
    2. Phân phức hợp bón rễ là phân bón vô cơ trong thành phần có chứa ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng hoặc ít nhất 01 (một) chất dinh dưỡng đa lượng kết hợp với ít nhất 02 (hai) chất dinh dưỡng trung lượng liên kết bằng liên kết hóa học. 
   3. Phân bón mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương) được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

   Còn lại mọi loại phân không thuộc 3 trường hợp nêu trên đều bắt buộc tiến hành khảo nghiệm trước khi đưa ra thị trường. Việc này gây rất nhiều lo lắng cho các nhà sản xuất, nhập khẩu phân bón. Tuy tới thời điểm hiện nay luật mới vẫn chưa được ban hành nhưng các thủ tục đã dần được chuyển giao giữ Bộ công Thương và Bộ Nông nghiệp, hiện Bộ Công Thương đã không còn trách nhiệm trong vđ về phân bón theo NĐ 98/2017/NĐ - CP ngày 18/8/2017.

-----------------------

Cần thêm thông tin, hay cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ
Ms. Hiền – 0903 541 599
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com
PHÒNG PHÂN BÓN , THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT